
Nội dung
Phân biệt các loại quy hoạch
Theo Điều 3 của Luật quy hoạch đô thị nhận định và liên quan đến các khái niệm như:
– Quy hoạch đô thị: là việc sắp xếp, phân bổ không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở, phân bổ các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
– Quy hoạch chung: là xác định tính chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị.
– Quy hoạch phân khu: là việc phân chia phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung. – Quy hoạch chi tiết: là xác định giới hạn về chỉ tiêu sử dụng đất, dân số; yêu cầu, nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và khu vực xung quanh

Phối cảnh tổng thể dự án An Nhơn thiết kế bởi 68 Design
Phân biệt các loại quy hoạch chi tiết
Quy hoạch chi tiết 1/2000 là tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan, Quy hoạch chi tiết 1/500 phải chi tiết hóa đến từng công trình. Luật Xây dựng hiện hành quy định về quy hoạch chi tiết cho các công trình xây dựng đô thị bao gồm:
Quy hoạch chi tiết 1/2000
- Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 là bước triển khai của quy hoạch phân khu xây dựng đô thị, là cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
- Là quy hoạch mang tính pháp lý và chi tiết nhất của nhà nước, thường do địa phương thực hiện, mục tiêu của quy hoạch này là để quản lý đô thị. Người tiến hành thực hiện QHCT tỷ lệ 1/2000 chính là có thể là chủ đầu tư hoặc chính quyền địa phương.
- Nội dung của công tác quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 là lập các bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất, quy hoạch giao thông, các sơ đồ tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện. Ngoài ra còn lập các bản đồ về không gian, kiến trúc, tổng quan về dự án.
Quy hoạch chi tiết 1/500
- Thuộc giai đoạn thứ 2 của dự án. Đây chính là lúc triển khai và chi tiết hóa những thông tin có tại quy hoạch 1/2000.
- Giai đoạn này xác định các chỉ tiêu về dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, giải pháp tổ chức kiến trúc đối với từng lô đất; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất và đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện.
- Mục đích là để xác định các mối quan hệ bên ngoài với các công trình thuộc quy hoạch.
- Là triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000, là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch: cơ sở hạ tầng, tuyến đường giao thông, kiến trúc và thiết kế của từng lô đất.
- Người thực hiện việc quy hoạch 1/500 chính là phía chủ đầu tư của dự án.

Xem Thêm: Top 5 Công Ty Xây Dựng Tại Phú Quốc Uy Tín Chuyên Nghiệp
Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch 1/500
Quy hoạch 1/500 còn được hiểu là quy hoạch tổng mặt bằng các dự án xây dựng. Đây được xem là cơ sở để xác định vị trí, ranh giới công trình một cách chính xác nhất, là cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng
Quy hoạch 1/500 gắn liền với một chủ thể nhất định như dự án đầu tư, công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ căn cứ vào bản quy hoạch này để tiến hành cấp giấy phép đầu tư xây dựng cho dự án, công trình bất kỳ nào đó.
- Cần phải chi tiết đến từng ô công trình
- Cần xác khu vực chức năng cụ thể trên bản đồ.
- Những định hướng phát triển các cơ sở hạ tầng giao thông, đường ống nước,…
- Có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một thiết kế công trình như hình dáng, mặt bẳng công trình với đầy đủ kích thước công trình,…
- Biết được tổng quan diện tích của từng khu vực trong dự án.

Trình tự lập đồ án quy hoạch chi tiết 1/500
Quy hoạch 1/500 cần phải được thực hiện theo lộ trình cụ thể để đạt được mức độ hiệu quả tốt cho dự án. Cụ thể quy trình quy hoạch 1/500 bao gồm các bước sau đây:
- Chủ đầu tư gửi tờ trình đề nghị các cơ quan có thẩm quyền thẩm định bản quy hoạch. Đây chính là bước đầu tiên, là cơ sở quan trọng để có thể cơ quan có thẩm quyền xem xét việc phê duyệt quy hoạch 1/500 đã được thực hiện
- Chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền những loại giấy tờ và thông tin có giá trị pháp lý liên quan đến việc quy hoạch dự án.
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp văn bản công nhận có hiệu lực về việc công nhận chủ đầy tư xây dựng dự án hoặc chứng nhận việc đầu tư dự án.
- Thuyết trình có kèm theo các sơ đồ, bản vẽ thống kê thu nhỏ trên khổ giấy A3, phụ lục, hình ảnh minh họa về việc thực hiện quy hoạch 1/500 hoặc 1/2000.
- Các bản đồ thể hiện ranh giới hành chính, phân chia phạm vi cụ thể vị trí chuẩn bị xây dựng của dự án, lô đất và công trình khi thực hiện bản quy hoạch.
- Bản dự thảo về nhiệm vụ cần thực hiện kèm theo quy hoạch 1/500 khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Xem Thêm: Top Những Mẫu Nhà Đẹp Đáng Xây Nhất Tại Phú Quốc
Nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 tại Phú Quốc
Nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết đô thị được quy định tại Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù. Bộ hồ sơ cần thiết để hoàn tất thủ tục quy hoạch chi tiết 1/500 gồm có:
1. Phần bản vẽ
- Bản vẽ sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
- Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội và đánh giá đất xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
- Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
- Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
- Bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
- Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
- Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500;
- Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm: Các công trình công cộng ngầm, các công trình cao tầng có xây dựng tầng hầm (nếu có). Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- k) Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD
2. Thuyết minh: Nội dung thuyết minh của hồ sơ đồ án quy hoạch chi Tiết đô thị bao gồm:
- Xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực quy hoạch; chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về bố trí công trình đối với từng lô đất; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất.
- Xác định vị trí, quy mô các khu đặc trưng cần kiểm soát, các nội dung cần thực hiện để kiểm soát và các quy định cần thực hiện.
- Các giải pháp về thiết kế đô thị, kiến trúc công trình cụ thể và cảnh quan khu vực quy hoạch.
- Xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm (các công trình công cộng ngầm, các công trình nhà cao tầng có xây dựng tầng hầm, …)
- Phân tích, đánh giá về tác động môi trường phù hợp với nội dung đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch chung đã được phê duyệt.
- Dự kiến sơ bộ về tổng mức đầu tư; đề xuất giải pháp về nguồn vốn và tổ chức thực hiện.
- Thuyết minh đồ án quy hoạch chi tiết phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.
3. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi Tiết đô thị: Nội dung theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có các bản vẽ thu nhỏ kèm theo.
4. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
5. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
Cơ quan thẩm quyền phê duyệt thủ tục quy hoạch chi tiết 1/500
Theo quy định tại điều 31 của Nghị định 37/2010/NĐ-CP, các cơ quan sau có được thẩm quyền phê duyệt thủ tục quy hoạch chi tiết 1/500:
- Bộ xây dựng: Đây sẽ là cấp trực tiếp phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500. Đồ án sẽ nằm trong nhóm này nếu dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Thủ tướng Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Uy bản phê duyệt cho các đồ án quy hoạch tỷ lệ xây dựng 1/500 với những thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp Huyện: Các đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 sẽ được duyệt tại ủy ban nếu thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện. Đây là những đồ án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, …

Phối cảnh tổng thể dự án Trị An Lake View thiết kế bởi 68 Design
Lời kết
Trên đây là nội dung chi tiết về các khái niệm, điều kiện và trình tự lập quy hoạch 1/500 tại Phú Quốc. 68 Design hy vọng qua bài viết đã cung cấp những một số thông tin hữu ích dành cho khách hàng về Quy trình lập đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 tại Phú Quốc
Xem Thêm: Thiết Kế Xây Dựng Nhà Ở Trọn Gói Giá Rẻ Uy Tín Tại Phú Quốc